ARDUINO BÀI 3: ARDUINO UNO R3 (PHẦN 2)

ARDUINO BÀI 3: ARDUINO UNO R3 (PHẦN 2)

Xem bài tiếp theo
Xem bài trước đó
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn về khối chân tín hiệu trong arduino. Nói đến lập trình Arduino hoặc các loại vi điều khiển tức là chúng ta nói đến việc lập trình cho các chân tín hiệu của chúng, Arduino có 2 loại chân tín hiệu đó là loại chân digital và chân analog. Bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem chân digital là gì và chân analog là gì nhé.
Arduino Uno R3 diagrams
Sơ đồ các chân của Arduino
Nhìn vào hình trên các bạn có thể thấy phần màu cam mà mình đánh dấu chính là khối chân tín hiệu của Arduino. Khối màu cam ở phía trên bao gồm 14 chân đó chính là khối digital, khối ở dưới bao gồm 6 chân là khối analog.

1. Khối digital

Khối digital của Arduino có nhiệm vụ làm chân Output hoặc chân Input ( chân nhận tín hiệu vào hoặc chân xuất tín hiệu ra). "Việc thiết lập chân Input hoặc Output do chúng ta lập trình trên arduino".
Khối digital này có 14 chân được đánh số từ 0 - 13. Có một số chân có ký hiệu dấu ~ bên cạnh, ký hiệu này cho biết chân đó có khả năng băm xung PWM, việc tìm hiểu về xung chúng ta sẽ để dành cho các bài viết sau này, khi bạn đã có nền tảng cơ bản về arduino.
Các chân digital chỉ có khả năng tạo 2 mức điện áp là : 0V và 5V. đối với chức năng Output
Chức năng Input của arduino có tác dụng xác định xem có điện áp trên chân đó không. ( thường để ứng dụng tạo ra các lệnh logic - chúng ta sẽ làm quen dần dần).

2. Khối chân Analog

Tương tự như khối chân digital,khối chân này cũng có tác dụng làm chân Input hoặc Output, và việc thiết lập cho chúng cũng được thực hiện bằng code.
Khối này có 6 chân được đánh số từ A0 - A6 và không có ký tự đặc biệt nào kèm theo.
Khác với khối chân digital, khối chân này được sử dụng để tạo ra các xung không phải là xung vuông, mà có thể tạo hoặc đo các xung có dạng lượn sóng.

Ở bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu về chương trình đầu tiên với Arduino.
Previous
Next Post »

Bài đăng mới nhất