ARDUINO BÀI 2: ARDUINO UNO R3
Xem bài tiếp theoXem bài trước đó
Khi bạn đọc bài viết giới thiệu về arduino, bạn đã biết chúng ta sử dụng công cụ lập trình arduino IDE là lập trình cho một board arduino, tức là chúng ta không thể thiếu một board mạch phần cứng được và tất nhiên bạn phải mua lấy 1 cái board. Nhưng khổ nỗi trên thị trường bây giờ có hàng tá loại board Arduino biết mua loại nào giờ ? Không sao hết, bạn mua bất cứ loại board nào thì Arduino IDE đều hỗ trợ, tuy nhiên giá cả các loại board này rất khác nhau, rẻ có, đắt có. Thông thường loại rẻ bạn phải mua thêm 1 cái USB giá khoảng 70k - 80k để nạp chương trình, vừa loằng ngoằng vừa quá tội. Vậy nên mình khuyến cáo các bạn nên mua loại board Arduino Uno R3.
Tại sao lại là Arduino Uno R3 ? Đây là loại board mạch có cấu hình tốt, có giá tương đối ổn khoảng 160-170k trên thị trường với hàng fake (hàng chính hãng hơn 500k cơ). Nghe chữ hàng face bạn thấy hơi chùn đúng không ? Yên tâm đi, các board Arduino fake trên thị trường có chất lượng khá tốt và cực bền, thậm chí bạn còn có thể tự chế lấy một board mạch Arduino theo ý của bạn, nhưng thôi đó là chuyện của các bài thực hành chuyên sâu hơn khi bạn đã có nền tảng cơ bản về điện tử sau khi đọc các bài viết trên blog của mình hoặc tài liệu nơi khác :v
Đây là hình ảnh của board Arduino Uno R3 :
Ồ rất nhiều chân đúng không, có thể một số bạn chưa biết gì về điện tử có thể hơi hoang mang. Nhưng đừng lo, Arduino ra đời dành cho ngay cả những người chưa biết gì mà :v Sau đây mình sẽ giới thiệu các thông tin cần biết để bạn không vô tình phá hỏng con arduino Uno R3 này.
Thông tin cần biết :
Về cấp nguồn: Arduino UNO có thể được cấp nguồn 5V thông qua cổng USB hoặc cấp nguồn ngoài với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC (bạn xem sơ đồ với 2 khối màu đỏ là khối cấp nguồn) và giới hạn là 6-20V. Thường thì cấp nguồn bằng pin vuông 9V là hợp lí nhất nếu bạn không có sẵn nguồn từ cổng USB. Nếu cấp nguồn vượt quá ngưỡng giới hạn trên, bạn sẽ làm hỏng Arduino UNO.
Các chân cần phải biết :
Bạn đã biết là phải dùng nguồn bao nhiêu cho arduino và cấp nguồn vào chân nào. Sau đây là các thông tin chi tiết cho việc cấp nguồn ra bên ngoài - hãy nhìn khối màu xanh lá trên hình. Trên board mạch Arduino có ghi ký hiệu các chân này, các bạn chỉ việc dò trên board các ký hiệu tương ứng:
- GND (Ground) ( có 2 chân): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO. Khi bạn dùng các thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này phải được nối với nhau.
- 5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA. Chú ý chân này để lấy điện áp ra chứ không phải để cấp nguồn nhé.
- 3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 50mA. Chú ý chân này để lấy điện áp ra chứ không phải để cấp nguồn nhé.
- Vin (Voltage Input): để cấp nguồn cho Arduino UNO, bạn nối cực dương của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND.
- RESET: chân này khi nối với GND kèm 1 điện trở sẽ khiến board mạch bị khởi động lại, nếu nối thẳng với GND thì board mạch sẽ không chạy ( vì bị khởi động lại liên tục). Vì thế chúng ta cần nối nó với 1chân điều khiển để khởi động lại nó bằng phần mềm nếu cần hoặc nút nhấn để khi cần có thể khởi động lại bằng tay - tuy nhiên trên board mạch Arduino đã có sẵn nút nhấn này vì thế bạn không cần phải vất vả làm nút nhấn này làm gì. Bạn chỉ nên sử dụng chân này vào mục đích reset bằng lập tình nếu cần thiết.
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon